Gà ri là giống gà bản địa có chất lượng thịt tốt, thơm ngon, thịt dai được thị trường rất ưa chuộng. Tuy nhiên mô hình nuôi gà ri theo hướng thả vườn truyền thống không mang tới hiệu quả kinh tế cao đã thúc đẩy sự chuyển đổi qua mô hình chăn nuôi mới theo hướng nuôi nhốt. Cụ thể cách thức nuôi gà ri này như thế nào, cùng Gasv888 tìm hiểu ngay sau đây.
Vì sao nên chuyển đổi mô hình nuôi gà ri thả vườn sao nuôi nhốt?
Mô hình nuôi gà ri nuôi nhốt đang trở nên phổ biến, mang tới giá trị kinh tế cao. Gà ri vốn là giống gà thịt trắng, dai ngọt, không bở như gà nuôi nhốt thường thấy. Da của chúng rất vàng cực kỳ đẹp mắt. Dù là nuôi nhốt hay thả vườn thì tỷ lệ mỡ của gà này cũng khá thấp. Chính vì vậy mà người sành ăn rất thích loại gà này.
Gà ri cũng là giống gà có khả năng đề kháng cao, chống chịu bệnh tật tốt, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam. Vì thế mà nuôi gà gi nuôi nhốt hay thả vườn đều hợp lý. Bên cạnh đó, nuôi nhốt sẽ giúp người chăn nuôi dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh, dễ quản lý, chăm sóc và tốn ít nhân công cũng như các chi phí khác hơn.
Kỹ thuật nuôi gà ri kiểu nuôi nhốt
Về cơ bản kỹ thuật này không có gì khó cả. Nhưng muốn đạt hiệu quả cao, bà con cần chú ý các yếu tố sau đây.
Chuồng nuôi gà ri
- Chuồng nuôi gà cần khô ráo, thoáng mát, có hệ thống điều hòa không khí trong trường hợp nuôi nhốt kín. Chuồng cũng cần che chắn cẩn thận để tránh mưa hắt, tránh nắng gắt xuyên vào.
- Trường hợp nuôi thả ngoài chuồng, bà con cần vây lưới xung quanh khu thả để tránh gà chạy ra ngoài. Việc vệ sinh chuồng trại cũng được tiến hành đều đặn định kỳ để tránh mầm bệnh xâm nhập.
Chọn giống gà ri để nuôi
Với mô hình nuôi gà ri nuôi nhốt, bà con cần đặc biệt chú ý tới khâu chọn giống, bởi nó ảnh hưởng lớn tới chất lượng thương phẩm, độ sinh trưởng của gà. Ưu tiên chọn những con gà:
- Mắt sáng, trông nhanh nhẹn, lông vàng mượt, da săn chắc, chân mập, không bị hở bụng và trông đều nhau.
- Những ngày đầu nuôi nhốt, không nên nuôi với mật độ quá đông vì gà ri thường lạ đàn, nhốt quá đông sẽ khiến gà hoảng loạn, kêu nhiều và kém ăn.
- Không tụ thức ăn ở một chỗ, nên dàn đều để gà không mổ nhau. Ngoài ra bà con cũng có thể bấm mỏ cho gà để tránh mổ nhau. Lưu ý cần bôi sát trùng ở vị trí bấm để tránh nhiễm trùng.
- Từ khi mới nuôi tới lúc có lông đuôi không nên nuôi thả, gà lúc này còn khá yếu, thả ra tỷ lệ sống sẽ thấp, nên chờ gà cứng cáp, ra lông đuôi, lông cánh rồi thả ra chưa vội.
Chế độ ăn uống khi nuôi gà ri nuôi nhốt
Khoảng 2 ngày đầu tiên khi vừa đưa gà về nuôi, gà sẽ chưa ăn được đồ ăn cứng, bà con chỉ nên cho gà uống nước. Sang ngày thứ 3 bắt đầu cho gà ăn thức ăn nghiền nhỏ như là cám ngô, cám gạo, tấm. Ngày thứ 4 gà đã có thể ăn thức ăn hỗn hợp nhưng cũng ưu tiên loại nhỏ.
Để tăng đề kháng và khả năng phòng bệnh cho gà ri, từ khi 2 – 3 ngày tuổi, bà con nên hòa thêm một số kháng sinh như Amoxipen, Tylanvic C, Ampicolifort vào nước uống đồng thời máng nước cũng như máng thức ăn phải vệ sinh thường xuyên.
Với mô hình nuôi gà ri nuôi nhốt này, khi được khoảng 4 tuần tuổi, bà con có thể thả gà ra tự nhiên, nhưng nên thả từ từ để gà có sự thích nghi. Ngày đầu thả từ 3 – 4 giờ rồi tăng dần để gà thích nghi với môi trường bên ngoài. Đến chừng 5 tuần tuổi thì thả gà ra vườn cả ngày cũng được.
Nên bố trí máng ăn, máng uống ở các vị trí bóng râm cho gà. Bổ sung thức ăn theo định lượng: 40% ngô xay, 30% thóc, 25% bột cá và 1% Premix vitamin hoặc cho gà ăn thức ăn tổng họp bổ sung thêm 20-30% ngô và thóc.
Khi gà được 2 tháng tuổi, khẩu phần ăn của gà sẽ có sự thay đổi: 42,5% ngô, 20% tấm, 18% khô lạc, 7% bột cá, 5% cám, 4% rau xanh, 2% khoáng, 1% Premix vitamin và 0,5% muối. Thời điểm này không cho gà ăn thức ăn tổng hợp nữa vì chúng có thể khiến cho thịt gà mất đi vị dai, ngon, da bớt vàng và khó bán.
Chiếu sáng khi nuôi gà ri nuôi nhốt
Với gà ri con vừa mới xuống ổ, cần chiếu sáng 24/24 và sưởi ấm cho gà đều đặn. Lưu ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để gà không bị quá nóng, không bị quá lạnh. Quan sát thấy gà nằm tản ra xung quanh quây thì có nghĩa là gà đang nóng, giảm bớt nhiệt độ xuống. Còn nếu gà tụm lại vào nhau và nằm ngay dưới đèn sưởi thì có nghĩa gà đang lạnh, tăng thêm nhiệt độ lên.
Thả ra ngoài vườn hay đồi thì trong chuồng cũng vẫn cần chiếu sáng, có nhiệt độ phù hợp, đặc biệt là vào những hôm mưa gió để tránh gà bị nhiễm lạnh. Việc chiếu sáng ban đêm sẽ giúp gà ăn thêm và tăng trọng lượng.
Phòng bệnh khi nuôi gà ri nuôi nhốt
Khi nuôi gà ri theo mô hình này với quy mô lớn, bà con cần tham khảo ý kiến tư vấn của các kỹ sư, bác sĩ thú y để có sự chăm sóc tốt nhất cho vật nuôi. Nhưng lưu ý, gà trên 2 tháng tuổi không dùng kháng sinh nữa bởi nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thịt gà.
Điểm quyết định chăn nuôi gà ri nuôi nhốt đạt hiệu quả
- Với mô hình nuôi gà ri nuôi nhốt, chuồng trại không cần đầu tư quá nhiều như gà nuôi nhốt thông thường vì đặc tính tự nhiên của giống gà này khá thích không gian bên ngoài. Thế nhưng chuồng trại vẫn cần đảm bảo khô ráo, thoáng mát về mùa nóng, che mưa che gió vào mùa lạnh.
- Gà ri có đặc tính là thích ngủ trên cao nên chuồng nuôi cần có các cành đậu cho gà. Nếu được, bà con có thể tạo hình những cành cây trong chuồng nuôi cho gà đậu.
- Nên có không gian vườn đồi rộng để gà thoải mái vận động giống như nuôi ở môi trường tự nhiên. Gà ri thẳ vườn hay gà ri nuôi đồi vẫn là ngon nhất, được thị trường ưa chuộng nhất.
Có thể thấy rằng, mô hình chăn nuôi gà ri nuôi nhốt này có những ưu điểm khá tốt, giúp gà có thể sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên bà con cũng cần chú ý tới một số điểm về chuồng nuôi, mật độ chăn nuôi cũng như không gian nuôi nhốt để gà có thể sinh trưởng, phát triển tốt nhất.