Đối với hình thức nuôi công nghiệp, dù với mục đích nuôi để lấy thịt hay lấy trứng đi chăng nữa bà con cũng cần làm chuồng nuôi cẩn thận. Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà công nghiệp mà Gasv888 chia sẻ sau đây sẽ giúp bà con nắm vững hơn kỹ thật làm chuồng để đảm bảo an toàn và mang tới hiệu quả chăn nuôi tốt nhất.
Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà công nghiệp – Chọn vị trí xây chuồng
Trước tiên, chuồng nuôi gà công nghiệp cần phải đặt ở khu vực đất cao ráo, thoáng mát, xung quanh không có ao tù, nước đọng. Như vậy để tránh gà bị cảm lạnh, sổ mũi, không bị lây nhiễm những loại bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản.
Trong trường hợp buộc phải làm chuồng nuôi gà ở vùng đất thấp, bà con có thể đổ nền cao lên, khai thông mương rãnh xung quanh để thoát nước dễ dàng, không bị ngập úng khi mưa lớn.
Bà con cũng nên nhớ rằng chuồng trại nuôi gà công nghiệp cần tránh xa nơi ô uế, có nhiều rác, ruồi nhặng để tránh môi trường sống của gà bị ô nhiễm, gây ra các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của gà. Bên cạnh đó, chuồng nuôi cũng cần đặt xa khu dân cư sinh sống để tránh gây ô nhiễm môi trường sống của con người.
Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà công nghiệp – Hướng chuồng
Trong hướng dẫn làm chuồng nuôi gà công nghiệp, hướng chuồng cũng là điều bà con cần đặc biệt lưu tâm. Bà con có thể chọn hướng chuồng chính đông hoặc Đông Nam. Như vậy chuồng sẽ đón được ánh nắng sớm chiếu vào chuồng, giúp chuồng luôn ấm áp, khô ráo, không tích tụ vi khuẩn và các mầm mống bệnh tật ẩn khuất ở trong.
Bà con không nên làm chuồng hướng Tây bởi nắng nóng oi bức sẽ chiếu rọi vào trong khiến chuồng bị nóng nực có thể khiến gà mất nước, thở mệt và dễ mắc bệnh về phổi, ảnh hưởng sức khỏe. Cũng nên tránh đặt chuồng theo hướng Bắc để tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào chuồng làm gà bị nhiễm lạnh.
Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà công nghiệp – Nền chuồng
Kiểu nuôi gà công nghiệp, gà sẽ chủ yếu sống trong chuồng, nhốt riêng rẽ hoặc nuôi nhốt tập thể. Nhưng dùng là như thế nào đi chăng nữa thì nền chuồng cũng phải cao ráo không ẩm thấp, phải bằng phẳng. Có thể làm nền chuồng bằng đất hoặc tráng xi măng, lót gạch màu. Nền đất không tốn kém nhưng lại không dùng được lâu. Còn 2 loại nền kia bền nhưng lại tốn chi phí. Bà con có thể cân nhắc sao cho phù hợp với khả năng tài chính của mình. Đặc điểm của từng loại nền:
- Nền đất cần phải đầm thật chặt, thật lún cứng xuống. Như vậy gà mới không thể bới lên được và chuột cũng không thể đào hang chui vào cắn gà.
- Với nền tráng xi măng hoặc gạch tàu, tuy tốn kém nhưng dễ dàng vệ sinh quét dọn và sử dụng được lâu dài.
Bà con lưu ý, gà công nghiệp ăn uống nhiều và sống quanh quẩn tại chỗ nên chúng phóng uế nhiều ở trong chuồng. Nếu khâu vệ sinh không tốt thì chuồng trại rất dễ bẩn, hôi hám và bị ô nhiễm nặng.
Theo hướng dẫn làm chuồng nuôi gà công nghiệp mà các chuyên gia gợi ý, nền chuồng nên lót một lớp trấu dày chừng 20cm hoặc lót rơm rạ, cỏ khô chặt khúc từ 5-10cm. Như vậy khi gà di chuyển sẽ êm chân hơn. Lớp lót này cũng sẽ hút hết chất ẩm trong phân gà, giảm được mùi hôi thối, tránh sinh ra giòi bọ, ruồi nhặng.
Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà công nghiệp – Kiểu chuồng
Có rất nhiều kiểu chuồng nuôi gà công nghiệp khác nhau để bà con có thể lựa chọn. Tùy vào từng độ tuổi phát triển của gà mà ta sẽ có những kiểu dáng khác nhau, kích thước khác nhau.
Chuồng úm gà con
Với gà con mới nở, bà con tiến hành bắt ra nuôi trong chuồng úm khoảng 3 tuần lễ. Chuồng được thiết kế dạng hình hộp chữ nhật, hình vuông. Diện tích to hay nhỏ tùy theo nhu cầu của người nuôi.
Nếu chuồng úm nhỏ, cạnh dài khoảng 50cm, còn chuồng úm lớn cạnh dài chừng 80cm hoặc là 1m. Bốn vách xung quanh chuồng chỉ cần cao chừng 40cm và đóng bằng ván, bìa các-tông cứng để kín gió.
Cũng theo hướng dẫn làm chuồng nuôi gà công nghiệp với loại chuồng này, ở đáy nên đóng bằng lưới kẽm mắt nhỏ 1cm đủ chỗ cho phân gà lọt hết xuống máng phân bên dưới. Ở phía trên chuồng úm có nắp đậy, làm bằng ván hoặc là bìa các-tông. Nắp đậy nên khoét một số lỗ nhỏ để đảm bảo chuồng thoáng khí.
Bên cạnh đó, với gà nhỏ bà con nên treo đèn khoảng 60W với mật độ 50 con gà/ nửa mét vuông. Với chuồng úm rộng trên 1m2 thì bà con có thể treo 2 bóng cách nhau để hơi ấm lan tỏa khắp chuồng. Nếu chuồng úm rộng mà chỉ treo 1 bóng đèn, gà sẽ có xu hướng chụm lại 1 chỗ để tranh nhau sưởi ấm, có con sẽ bị đè và chết ngạt.
Ở phía dưới của chuồng úm gà con nên có máng hứng phân. Chuồng nên đặt 4 chân cao vào 4 bát nước để ngăn kiến xâm nhập vào chuồng cắn gà.
Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà công nghiệp – Gà giò
Gà từ 3 – 8 tuần tuổi được gọi là gà giò. Ưu tiên nuôi gà trên sàn lưới kẽm hoặc là sàn làm bằng vạt tre, vạt gỗ. Mật độ nuôi khoảng 15 con/ m2 trong 3 tuần đầu và 10 con/m2 trong 2 tuần tiếp theo.
Không nên nuôi mật độ quá dày sẽ khiến gà không có chỗ vận động, sinh ra tình trạng cắn mổ nhau, tranh giành thức ăn và nước uống. Vậy nên gà giò lớn khoảng 6 tuần tuổi, nên tách chúng ra nuôi chuồng khác để có chỗ đủ rộng cho chúng vận động.
Ở giai đoạn này, gà không cần dùng đến đèn sưởi ấm nữa. Khi trời lạnh, chúng sẽ nằm gần nhau, sưởi ấm cho nhau bằng thân nhiệt của mình.
Không nên nuôi thả gà giò dưới nền chuồng, cho dù nền có trải trấu dày đi chăng nữa. Bởi nuôi thả dưới nền có thể giúp chúng vận động thoải mái hơn, nhưng lại dễ ăn phân của nhau và bị bệnh cầu trùng, có thể gây nên dịch bệnh ảnh hưởng tới cả đàn.
Theo các chuyên gia hướng dẫn làm chuồng nuôi gà công nghiệp, đối với gà giò bà con chỉ cần đảm bảo sự thông thoáng vào ban ngày và ấm áp vào ban đêm. Các vách xung quanh nên có nhiều cử sổ để chống lên tạo sự thoáng đãng vào ban ngày. Ban đêm sập xuống để ngăn gió lạnh ùa vào.
Giai đoạn gà giò là giai đoạn cực kỳ quan trọng nên bà con cần chăm sóc gà thật kỹ. Đây là thời điểm tốt để bà con chọn được gà để giống, gà nào nuôi lấy trứng, gà nào gạn ra nuôi lấy thịt…
Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà công nghiệp cho gà đẻ
Có 2 cách để bà con nuôi gà công nghiệp lấy trứng như sau:
Cách 1: Nuôi tách riêng biệt từng con
Với cách nuôi giam riêng biệt từng con, mỗi con một chuồng. Bà con có thể làm chuồng bằng tre, nẹp gỗ. Nhưng ưu tiên làm bằng kim loại có diện tích chuồng 40cm x 50cm và cao 40cm đủ chỗ cho gà xoay xở mà thôi. Gà sống trong các ngăn này sẽ ăn ngủ, đẻ tại chỗ. Khi cần ăn, uống, gà sẽ thò đầu qua khe hở ở các chấn song phía cửa chuồng. Chuồng kiểu này sẽ hơi nghiêng về trước để khi gà đẻ trứng, trứng sẽ lăn ra phía trước cửa chuồng, chủ nuôi chỉ việc đến nhặt thôi.
Nuôi gà đẻ cũng có thể làm chung vách với nhau, 1 chuồng nuôi được 3 – 4 con, ngăn cách với nhau. Kiểu chuồng này có thể xếp chồng lên nhau thành nhiều tầng, dưới mỗi tầng sẽ có máng phân để vệ sinh một cách dễ dàng.
Cách nuôi này tuy chi phí đầu tư lớn hơn, tốn thêm công cho gà ăn uống, công vệ sinh nhưng người nuôi có thể dễ dàng kiểm soát được năng suất trứng của từng con gà một. Con nào sức đẻ tốt có thể nuôi tiếp, con nào đẻ thất thường hoặc trứng không đạt chuẩn thì có thể loại ra bán thịt.
Cách 2: Nuôi gà đẻ tập thể
Cách này bà con sẽ nuôi tập thể thả nhiều con gà mái đẻ cùng lứa cho chúng sống với nhau trên nền đất của một ngăn chuồng hoặc trên sàn lưới kẽm (hoặc đóng bằng vạt tre, gỗ như đã nói ở phần trên). Mật độ nuôi sẽ là 4 mái/m2 sàn.
Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà công nghiệp đẻ kiểu tập thể này, bà con phải chừa chỗ làm kệ đặt ổ đẻ cho gà. Kệ cần đặt sát vách, không đặt ổ quá cao mà nên cách mặt nền chuồng khoảng 20cm đến 30cm, để khi mắc đẻ gà nhảy lên ổ dễ dàng.
Trong chuồng cứ 5 gà mái đẻ thì ta đặt một ổ đẻ là vừa. Bởi không phải tất cả các con gà đều đẻ cùng lúc. Bên cạnh đó, gà siêu trứng vốn dĩ không biết ấp nên chúng không có thói quen nằm ổ lâu. Trứng rớt ra ngoài là chúng ra khỏi ổ liền. Chúng cũng không kén ổ, chỉ cần mắc đẻ, gặp ổ trống nào là chúng chui vào liền.
Với nuôi gà đẻ trứng để ấp thì ta sẽ có cách nuôi khác. Bà con cũng nuôi trên nền rải trấu nhưng sẽ thả cả gà trống vào nuôi chung. Như vậy nhằm đảm bảo trứng được sinh ra đã được phủ mái, có “sống” và có thể ấp nở thành con.
Theo hướng dẫn làm chuồng nuôi gà công nghiệp lấy trứng ấp, không nên nuôi với mật độ dày. Cứ 1m2 bà con thả 4 con gà thôi. Bên cạnh chuồng cũng nên có khoảng sân nắng lộ thiên cho gà ra đó vận động.
Bà con lưu ý, không nuôi gà lấy trứng ấp trên sàn lưới kẽm bởi độ rung của sàn khiến khả năng đạp mái của gà trống gặp khó khăn, trứng sẽ thiếu cồ.
Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà công nghiệp lấy thịt
Gà thịt bà con có thể nuôi chung cả gà trống lẫn mãi. Thời gian nuôi mỗi lứa gà thịt chỉ khoảng 8 – 10 tuần, tức là 2 tháng đến 2 tháng rưỡi thôi. Gà thịt càng nặng cân thì bán càng được giá, được người tiêu dùng yêu chuộng.
Chuồng nuôi gà công nghiệp lấy thịt hiệu quả nhất là chuồng đơn, nuôi nhốt riêng để già có không gian sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên cách này lại khá tốn tiền làm chuồng, tốn công chăm sóc. Vậy nên bà con ưu tiên nuôi dạng tập thể, thả chung trên một sàn, bên dưới có rải trấu dày.
Với kiểu nuôi này, bà con chỉ nên nuôi mật độ 5 con gà một mét vuông chỉ vừa đủ chỗ cho gà thịt vận động. Cần có lỗ thoáng mở vào ban ngày, che chắn gió vào ban đêm để gà ngủ yên giấc, khỏe mạnh, ít bệnh tật.
Khi xuất chuồng xong, bà con bắt tay vào việc vệ sinh chuồng trại. Loại bỏ lớp nền cũ, rắc lớp trấu mới và phun khử trùng, bỏ không chuồng trong khoảng 7 – 10 ngày trước khi thả lứa mới.
Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà công nghiệp – Sân nắng
Thêm một điều cần lưu ý nữa trong làm chuồng nuôi gà công nghiệp bà con cần nhớ đó chính là làm sân nắng. Sân này giúp gà vận động ngoài trời, tắm nắng thư giãn. Sân nắng nên được bố trí bên cạnh chuồng gà, thông với chuồng gà bằng cửa có thể đóng mở. Chỉ cho gà ra tắm nắng buổi sáng, chiều tối lùa hết vào chuồng.
Diện tích sân ít nhất cũng phải rộng bằng chuồng nuôi, đủ chỗ để cả đàn kéo ra tắm nắng. Sân có thể làm hàng rào bằng tôn, lưới B40 cao trên 2 mét để ngăn gà nhảy ra ngoài. Nền sân phải cao ráo, sạch sẽ và không bị úng thủy.
Bên trong hoặc ngoài sân nắng có thể bố trí cây mát để tạo bóng râm cho gà nằm tắm nắng. Ở góc sân có thể đào một cái hố rộng khoảng vài mét vuông, sâu chừng 30cm, đổ đầy cát hoặc tro bếp xuống để gà tắm cát, triệt tiêu các con ký sinh trùng rận mạt ở trong lông.
Trên đây là hướng dẫn làm chuồng nuôi gà công nghiệp chuẩn mà bà con có thể tham khảo. Quan trọng nhất bà con cần chọn được địa điểm, hướng chuồng, kiểu chuồng phù hợp với mục đích nuôi gà công nghiệp mà mình đưa ra. Như vậy sẽ tối ưu được chi phí, đem lại hiệu quả chăn nuôi tốt nhất.