Nuôi gà thả vườn là hình thức chăn nuôi mang tới hiệu quả kinh tế cao. Thế nhưng không phải cứ thả gà ra vườn là sẽ thu được hiệu quả, bà con cần đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật cụ thể. Vậy kỹ thuật chăn nuôi này cụ thể thế nào, cùng Gasv888 tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây.
Xây dựng chuồng trại nuôi gà thả vườn
Dù là nuôi theo hình thức thả vườn, nhưng bà con vẫn cần xây dựng phần chuồng trại cho gà thật cẩn thận để gà có thể nghỉ ngơi, ăn uống và phát triển tốt nhất. Các yêu cầu về chuồng trại khi nuôi gà thả vườn cụ thể như sau:
- Nền chuồng phải kiên cố, chắc chắn để dễ dàng vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Nền chuồng cũng cần phải có độ dốc thích hợp để có thể dễ dàng thoát nước, không bị ẩm ướt và tránh chuột đào bới. Tốt nhất nền chuồng láng xi măng hoặc lát gạch để tạo sự chắc chắn.
- Diện tích chuồng nuôi bao nhiêu còn tùy vào quy mô, mức độ thâm canh nhưng cần đảm bảo đủ rộng. Với gà con, mật độ nuôi vào khoảng 10 – 12 con/m2. Với gà dò, mật độ vào khoảng 5 – 6 con/m2.
- Mái chuồng cần làm bằng vật liệu khó hấp thụ nhiệt để hạn chế hơi nóng phả xuống. Bà con có thể lợp bằng tole hoặc mái lá, lợp qua vách chuồng khoảng 1 m để tránh mưa, hắt làm ướt nền chuồng. Làm một mái hoặc 2 mái đều được.
- Tường vách chuồng: Nên xây cách hiên từ 1 – 1,5m, vách chỉ nên xây cao ở vào khoảng 30 – 40cm, còn trên cùng quay théo lưới hoặc là phên nữa. Với tường vách là tường bao thì cần bổ sung them cửa sổ để tạo sự thông thoáng.
- Rèm che: Có thể dung vải bạt, bao tải… Che cách vách tường chừng 20cm ở phía ngoài chuồng nuôi để bảo vệ gà tránh được mưa, gió rét, đặc biệt là giai đoạn gà còn nhỏ.
- Chuồng nuôi gà thả vườn cần ngăn chia thành nhiều ô tùy diện tích, nhưng nên ngăn thành 2 – 3 ô để dễ dàng quản lý đàn gà, đặc biệt là gà đẻ trứng. Có thể ngăn ô bằng lưới thép hoặc là nan tre để đảm bảo sự thông thoáng.
- Hệ thống cống rãnh ở chuồng: Nên làm hệ thống cống rãnh ngầm, có đường thoát nước bên ngoài để tránh bị đọng nước xung quanh tường.
- Chuồng nên làm cao 1,5m, dài 2,5m, rộng 2m và có từ 1 hoặc 2 cửa để gà có thể ra vào dễ dàng.
- Nên tiến hành tiêu độc khử trùng chuồng trại thật sạch sẽ trước khi nuôi. Bà con có thể dùng Formol 2% với liều 1ml/m2, Paricolin 0,05% hoặc disinfecton 0,05% trước khi bắt gà về nuôi từ 7- 15 ngày.
Chuẩn bị vườn thả đối với nuôi gà thả vườn
Ngoài phần chuồng nuôi ra, bãi chăn thả gà bà con cũng cần chú ý, thiết lập khu vực sân thả đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí như sau:
- Bãi thả cần có cây bóng mát, có cỏ xanh để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho gà. Có thể làm them lán tạm để treo máng thức ăn, máng uống cho gà trong thời điểm chăn thả. Cây bóng mát cần trồng cách hiên từ 4 – 5m, tán cây che nắng cần cao hơn chiều cao mái hiên chuồng để tang sự thông thoáng.
- Nên có bãi cỏ thả cho gà tự do vận động. Ở trên bãi cỏ gà có thể tìm được một số thức ăn như sỏi nhỏ, giun dế… và được tắm nắng, tạo vitamin làm xương rắn chắc, sức khỏe tốt và ít bị bệnh tật.
- Vườn thả phải đảm bảo đủ rộng để gà có thể tự do vận động, kiếm them thức ăn. Diện tích tối thiểu là từ 0,5 đến 1m2/gà, bãi chăn bố trí cả hai phía (trước và sau) của chuồng nuôi và tiến hành chăn thả luân phiên tốt hơn là chăn thả 1 phía. Bãi chăn nên bố trí dọc theo chuồng dài của chuồng sao cho khoảng cách từ cửa chuồng đến hàng rào không quá xa, gà dễ ra vào (đặc biệt khi gặp thời tiết bất thường xấu).
- Bãi thả khi nuôi gà thả vườn nên được san lấp bằng phẳng, thoát nước tốt, không bị có những vũng nước đọng tù, không có rác bẩn. Định kỳ thu dọn lông gà rơi vãi ở bãi chăn. Duy trì thảm thực vật ở bãi chăn để có môi sinh, môi trường tốt cho khu trang trại, ngoài ra còn bổ sung thêm nguồn thức ăn xanh, giàu vitamin cho gà.
- Xung quanh bãi chăn thả nên dùng lưới mắt cáo hoặc là rào phên tre để đảm bảo sự thông thoáng cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được sự chắc chắn, hạn chế người, động vật bên ngoài có thể xâm nhập vào trong, ngăn gà nhảy ra ngoài.
- Nên vệ sinh bãi nuôi gà thả vườn thường xuyên, vệ sinh định kỳ để tiêu độc, ngăn sự phát triển của vi khuẩn gây hại và các mầm bệnh có thể phát triển.
Chuẩn bị quây úm và cách sưởi ấm gà con khi nuôi gà thả vườn
- Quây cho gà có thể làm bằng cót, tấm nhựa hoặc lưới thép, bên ngoài cần bọc bằng bạt kín.
- Quây úm nên bố trí trong phòng úm, không làm gần cửa ra vào để hạn chế gió lùa. Có thể dùng mây bồ, tôn… Chiều cao của quây úm khoảng 0.5m, vòng quây có đường kính vào khoảng 2,8 – 3m. Đường kính quây như vậy nuôi được khoảng 400 con gà vào mùa hè và 500 con vào mùa đông.
- Từ ngày tuổi thứ 5, bà con có thể nới rộng quây. Khi tới ngày thứ 10 thì có thể tháo bỏ quây hoàn toàn. Còn vào mùa đông thì từ ngày thứ 7 trở đi bà con nới rộng quây, cuối tuần 2 – 3 thì tháo bỏ quây.
- Trong quây úm nên bố trí khay, mẹt cho gà con ăn, uống. Các máng này nên bố trí xen kẽ, dàn đều trong quây để gà ăn uống được thuận tiện nhất. Chụp sưởi có thể dùng bóng điện, bóng hồng ngoại để cung cấp nhiệt sưởi ấm cho gà. Nên treo chụp sưởi ở vị trí giữa quây gà, ở độ cao từ 40 – 50 cm so với mặt nền.
- Nếu quan sát thấy gà con tụm lại với nhau thì có nghĩa là nhiệt độ úm đang quá lạnh, cần tăng thêm nhiệt độ. Ngược lại, nếu thấy gà con tản xa ra khỏi khu vực đèn úm thì có nghĩa nhiệt độ đang quá cao, cần hạ thấp nhiệt độ xuống. Nhiệt độ phù hợp, gà sẽ phân bố đều trong quây, đi lại hoạt bát, ham ăn uống, ít kêu.
Chọn gà con khi nuôi gà thả vườn
Đối với mô hình chăn nuôi này, khâu chọn lọc gà con ban đầu cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả chăn nuôi sau này. Muốn gà sinh trưởng, phát triển tốt, bà con nên chọn gà con 1 ngày tuổi dựa vào các tiêu chí như sau:
- Khối lượng gà vừa nở nặng từ 35 – 36g/con.
- Gà khỏe mạnh, tinh nhanh, mắt to tròn, mở rõ, di chuyển hoạt bát, thân hình cân đối.
- Chân gà thẳng, đứng vững, ngón chân không bị cong vẹo.
- Lông gà khô, bông xốp, sạch, mọc đều ở khắp các bộ phận.
- Đuôi cánh áp sát vào với thân, bụng gà thon và mềm.
- Rốn gà khô và kín, không bị hở.
- Đầu gà to cân đối, cổ dài và chắc.
- 2 mỏ của gà khép kín và không bị vẹo.
Cho gà ăn, uống khi nuôi gà thả vườn
Tùy vào từng giai đoạn phát triển của gà mà với phương pháp nuôi gà thả vườn này, chúng ta lại có những chế độ ăn uống riêng như sau:
Cho gà ăn, uống ở giai đoạn từ 0 – 3 tuần tuổi
- Sử dụng thức ăn cho gà con loại 1 – 21 ngày nếu cho gà ăn thức ăn hỗn hợp dạng viên. Ngoài ra có thể cho gà ăn thức ăn tự chế nhưng cần căn cứ vào chế độ dinh dưỡng trong 1kg thức ăn hỗn hợp để có sự phối trộn nguyên liệu cho phù hợp, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho gà. Cần đảm bảo đủ lượng thức ăn cho số gà nuôi và rải mỏng, đều thức ăn lên khay, mẹt để gà có thể thoải mái ăn, không chen lấn nhau. Sau khoảng 2 – 3 giờ cho ăn, dùng bay sắt cạo sạch thức ăn trong khay và đem sàng lọc, loại bỏ phân ra ngoài, tận thu thức ăn cũ, thêm lượt mỏng thức ăn mới cho gà. Ở giai đoạn này bà con cho gà ăn tự do cả ngày và đêm. Mỗi ngày bổ sung thêm thức ăn cho gà từ 8 – 10 lần. Khi chúng được 3 tuần tuổi thì chuyển đổi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình P30.
- Nuôi gà thả vườn giai đoạn này, bà con có thể dùng máng nước uống gallon cho gà. Ban đầu dùng cỡ 1,5-2,0 lít, sau đó thì dùng máng cỡ 4 lít. Kê máng lên gạch có mặt phẳng tốt, kê cao hơn lót chuồng tầm 1 – 3cm tùy vào độ lớn của gà để gà không bới lót độn bắn vào máng uống. Nên đặt máng uống xen kẽ khay ăn để gà thuận tiện ăn uống liên tục. Lưu ý, rửa sạch máng ăn uống hang ngày theo quy định, mỗi ngày thay nước uống cho gà tầm 4 lần.
Cho gà ăn, uống giai đoạn từ 4 – 9 tuần tuổi
Với gà dò từ 21 – 42 ngày tuổi, sử dụng thức ăn chuyên dụng dạng hỗn hợp cho gà, hoặc tự chế thức ăn bằng các nguyên liệu sẵn có nhưng đảm bảo dinh dưỡng theo khuyến cáo. Chế độ dinh dưỡng cho gà cụ thể như sau:
- Ngày đầu cho ăn 75% thức ăn cũ, 25% thức ăn mới.
- Ngày thứ 2 cho ăn 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn bổ sung thêm mới.
- Ngày thứ 3 cho ăn 25% thức ăn cũ, 75% thức ăn mới.
- Từ ngày thứ 4 trở đi, cho ăn 100% thức ăn mới.
Nên sử dụng máng ăn tầm trung P30 cho gà, rồi dần chuyển qua máng đại P50. Nên treo máng cao lên tầm ngang lưng gà để gà không thể bay đậu làm đổ máng. Mật độ bố trí máng vào khoảng 30 con – 40 con/máng. Tiếp tục cho gà ăn tự do cả ngày và đêm, bổ sung thức ăn mới cho gà từ 2 – 4 lần.
Ở giai đoạn này của nuôi gà thả vườn, bà con dùng máng uống gallon cỡ 4 – 8 lít cho gà. Cũng kê máng uống cao cách lót chuồng từ 4 – 5cm để gà không bới độn lót làm bẩn nước uống. Nên đặt máng với mật độ khoảng 100 gà/ máng. Vệ sinh máng uống hang ngày theo quy định và thay nước mới khoảng 4 lần/ ngày cho gà.
Cho gà thịt ăn, uống
Đối với hình thức nuôi gà thả vườn lấy thịt, bà con cần chú ý cấp đủ lượng nước cần thiết cho gà mỗi ngày. Đừng để gà bị khát nước, hết nước ở máng. Vì chỉ cần bị thiếu nước 1 – 2 ngày là gà sẽ chậm tăng trưởng, chậm lớn khoảng 1,5 tháng sau đó.
Tùy lượng nước uống hàng ngày của gà và tùy từng mùa mà bổ sung nước cho phù hợp. Nhưng trung bình, lượng nước gà cần cho 1 ngày gấp đôi lượng thức ăn gà tiêu thụ. Do đó, cần căn cứ vào tuổi của gà, lượng thức ăn tiêu thụ, nhiệt độ môi trường để đảm bảo cấp đủ lượng nước cần thiết. Bà con có thể bổ sung thêm thuốc tăng đề kháng, phòng bệnh và chữa bệnh cho gà.
Bên cạnh đó, bà con cũng cần theo dõi nhu cầu ăn của gà để bổ sung hợp lý. Nên ghi chép vào sổ mức tiêu thụ thức ăn của gà theo từng giai đoạn. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của gà dựa trên giống gà nuôi.
Chăm sóc nuôi gà thả vườn đúng cách
Ngoài các vấn đề kể trên, khi nuôi gà thả vườn bà con cũng cần lưu ý các vấn đề sau đây để gà sinh trưởng và phát triển tốt.
Theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn gà
Với nuôi gà thả vườn lấy thịt: Đầu tuần thứ 5, chỉ nên thả gà 2 giờ/ ngày để gà tập quen với môi trường bên ngoài. Sau đó tăng thời gian tự do cho gà từ 30 phút – 1 tiếng. Sau khoảng 10 ngày như vậy thì thả gà tự do. Trước khi thả gà ra ngoài, cần cho gà ăn, uống nước đầy đủ có pha kháng sinh, vitamin để tăng đề kháng cho gà.
Quan sát gà mỗi ngày để có thể kịp thời phát hiện gà có các biểu hiện bất thường và có cách xử lý kịp thời, tránh rủi ro lây lan diện rộng.
Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ nuôi gà thả vườn
- Liên tục kiểm tra, dọn rìa xung quanh máng ăn uống, độn chuồng bị ướt trong giai đoạn gà úm để có biện pháp bổ sung thức ăn, thay lót chuồng kịp thời.
- Thường xuyên vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và vườn chăn thả bằng các loại thuốc sát trùng, vôi bột khoảng 15 ngày/ lần để đảm bảo gà luôn khỏe mạnh.
Đó là một số kiến thức, kinh nghiệm nuôi gà thả vườn mà bà con cần biết. Điều quan trọng nhất của mô hình này đó chính là chọn giống, chú ý ghi chép lượng thức ăn, nước uống và tiêm phòng đầy đủ để có sự bổ sung kịp thời.