Trang chủKinh nghiệm chăn nuôiKinh nghiệm xây dựng mô hình nuôi gà ta lấy trứng

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nuôi gà ta lấy trứng

Mô hình nuôi gà ta lấy trứng là mô hình làm kinh tế rất phổ biến tại Việt Nam từ trước tới nay bởi dễ dàng xoay chuyển vốn, lợi nhuận cũng khá ổn. Thế nhưng không phải ai cũng thành công với mô hình chăn nuôi này. Nếu bà con có dự định nuôi gà ta lấy trứng để phát triển kinh tế, nhất định phải tham khảo các kinh nghiệm mà Gasv888 chia sẻ ngay sau đây.

Mô hình nuôi gà ta lấy trứng cần đầu tư trang thiết bị

Để phát triển mô hình nuôi gà ta lấy trứng, cần phải đầu tư những thiết bị chuyên dụng. Đây là yêu cầu tối thiểu nếu muốn làm kinh tế từ chăn nuôi. Về cơ bản, một trang trại nuôi gà lấy trứng cần phải đáp ứng các yêu cầu về thiết bị như sau:

  • Trang thiết bị cơ sở: Gồm có những nguyên vật liệu để xây dựng trang trại, mái che, chuồng gà…
  • Trang thiết bị công nghệ: Gồm có hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà, cân để kiểm tra trọng lượng gà theo từng giai đoạn sinh trưởng, hệ thống úm gà phải đảm bảo lên tới 300 độ C.

Nắm rõ cách nuôi trong mô hình nuôi gà ta lấy trứng

Không giống như nuôi gà theo mô hình chăn thả, nuôi tự cung tự cấp. Với mô hình nuôi gà ta lấy trứng theo hướng làm kinh tế này người nuôi bắt buộc phải nắm được cách nuôi cụ thể. Có khá nhiều vấn đề mà bà con cần nắm vững nếu muốn nuôi gà lấy trứng hiệu quả như sau:

Chọn gà nuôi đẻ trứng

Đầu tiên, để mô hình nuôi gà ta lấy trứng đạt được hiệu quả tốt nhất, chúng ta phải chọn giống gà. Bà con có thể chọn mua gà con rồi nuôi úm để giảm bớt chi phí ban đầu, nhưng cách này sẽ phải đối mặt một số rủi ro như gà bị chết vì sức đề kháng yếu. Cách thứ hai bà con có thể chọn đó là mua gà phân phối. Mua những con gà có trọng lượng từ 1kg trở lên, lúc này gà có sức đề kháng tốt rồi, dễ hấp thu thức ăn nên tăng trưởng nhanh và chóng đẻ trứng.

Bên cạnh đó bà con có thể tham khảo trên các trang bán gia cầm vật nuôi chọn giống gà siêu trứng để đầu tư. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian nuôi, gà đẻ đạt năng suất cao hơn.

Quy cách ăn uống với gà đẻ trứng

Điều tiếp theo cần chú ý đối với mô hình nuôi gà ta đẻ trứng đó chính là cách thức chăm về mặt ăn uống của gà. Thời gian đầu gà mới được úm cần bổ sung lượng nước phù hợp có hòa một chút đường glucozo với liều lượng 10g/l, và cho thêm vitamin C với liều lượng 1g/lít, uống trước rồi mới cho gà ăn.

Chú ý cho gà ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ định mức. Khi gà trong giai đoạn đẻ trứng thì cần cho gà ăn nhiều hơn để tăng trưởng nhanh. Có thể sử dụng thức ăn dạng đậm đặc để kích thích gà đẻ trứng.

Một số quy định về chăm sóc khác

Bên cạnh vấn đề về ăn uống, về chọn giống như trên. Khi triển khai mô hình nuôi gà ta đẻ trứng bà con cũng cần chú ý các yếu tố về nhiệt độ, quy cách úm gà, chăm sóc gà đẻ, cắt mỏ gà cho phù hợp.

Nguyên tắc vàng cần nhớ

Cần hạn chế tối đa người ra vào thăm nuôi chuồng gà để tránh gà bị lây bệnh từ bên ngoài, ảnh hưởng tới năng suất trứng. Bởi hiện nay dịch bệnh rất dễ lây lan qua môi trường không khí. Chỉ cần mầm bệnh từ bên ngoài vô tình lọt vào, cả trang trại có thể sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là mất trắng. Vậy nên hạn chế tối đa người, vật nuôi vào khu vực trang trại để tránh rủi ro.

Chú ý vấn đề vệ sinh trang trại nuôi gà đẻ trứng

Đối với chăn nuôi gà ta đẻ trứng, muốn đạt được hiệu quả tối đa ta cũng cần chú ý tới việc vệ sinh trại nuôi gà thật sạch sẽ. Chuồng lúc nào cũng cần phải đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, không bị ẩm thấp.

Gà là vật nuôi rất dễ bị nhiễm bệnh, vậy nên cần tiến hành phun khử độc, khử trùng chuồng trại và các thiết bị phục vụ cho việc nuôi gà đầy đủ và thường xuyên. Dọn vệ sinh ổ đẻ của gà thật ngăn nắp, gọn gàng. Nên đặt ổ đẻ ở vị trí cách nền chừng 40 – 50cm, thay lót đều đặn để trứng không bị ô nhiễm.

Trứng gà ta vẫn là loại trứng rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Trứng tốt cho sức khỏe, thơm ngon và mang tới giá trị kinh tế cao. Vậy nên bà con có thể tìm hiểu mô hình nuôi gà ta lấy trứng để phát triển kinh tế cho gia đình mình. Đừng quên tham khảo thêm các thông tin về kinh nghiệm chăn nuôi được chia sẻ trên trang của chúng tôi để chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Viết Liên Quan

Recent Comments