Trang chủGiống GàGà mía thuần Sơn Tây – Gà bản địa mã đẹp, thịt...

Gà mía thuần Sơn Tây – Gà bản địa mã đẹp, thịt ngon

Gà mía thuần Sơn Tây được biết đến là giống gà bản địa có từ xa xưa. Cho tới nay, giống gà này vẫn được nhiều bà con chăn nuôi để phát triển kinh tế, chúng vẫn được thị trường đặc biệt yêu chuộng. Hãy cùng Gasv888 tìm hiểu cụ thể về giống gà này qua bài viết dưới đây.

Gà mía thuần Sơn Tây là gì?

Gà mía là giống gà nội địa có tiếng của Việt Nam. Nguồn gốc từ xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Làng cổ Đường Lâm).

Gà mía thuần Sơn Tây chính là giống gà đặc sản của Hà Tây. Chúng có từ rất lâu đời rồi. Cách gọi gà mía gắn liền với các địa danh tiêu biểu xứ Đoài cổ kính như là chợ Mía, chùa Mía. Không chỉ cung cấp cho lễ hội của làng, người dân còn dùng gà Mía phục vụ cho lễ cưới nữa.

gà mía là giống gà đặc sản của Sơn Tây

Đặc điểm của gà mía thuần Sơn Tây

Gà trống Mía sở hữu thân hình to, nặng, lông màu đỏ tiết. Cơ ngực, đùi của nó nở nang, mào cờ dựng, chất thịt thơm, vị đậm ngọt, da giòn, chắc thịt và ít mỡ. Dễ hiểu bởi chúng vận động khá nhiều. Chúng có khả năng tự kiếm ăn tốt, đề kháng cao.

Khối lượng của gà mía thuần Sơn Tây

Đặc trưng của giống gà mía này là hướng thịt, sở hữu tầm vóc to lớn, thân hình thô, mình ngắn, đùi to, đi lại chậm rãi. Lúc mới nở ra chúng nặng chừng 32g. Khi đạt 4 tháng tuổi con trống đạt 2,32 kg, con mái đạt 1,9kg. Tới khi đạt 6 tháng tuổi, gà trống có thể nặng tới 3,1 kg, con mái 2,4 kg. Khi trưởng thành gà nặng 3 – 3,5 kg, gà trống đạt tới 5 kg, khối lượng gà mái trưởng thành 2,5 –3 kg, còn con trống là 3,5 – 4 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 5 tháng.

Đặc điểm màu sắc gà mía thuần Sơn Tây

Gà trống có màu lông đỏ sẫm, xen với lông màu đen ở đuôi, đùi, lườn và hai hàng lông cánh có màu xanh biếc. Gà mái có lông màu vàng nhạt, xen với lông đen ở cánh đuôi, lông cổ của nó có màu nâu.

Giống gà này có phần mắt khá sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ. Lông gà trống màu tía, gà mái nâu xám hoặc vàng. Về cơ bản, màu lông gà mía thuần Sơn Tây khá thuần nhất. Gà mía mọc lông tương đối chậm. Phải tới 15 tuần tuổi nó mới phủ kín lông đối với gà trống.

lông màu tía đặc trưng

Khả năng đẻ trứng của gà mía thuần Sơn Tây

So với các giống gà khác, giống gà này đẻ trứng khá muộn. Mãi tới tháng thứ 7 – 8 gà mới bắt đầu đẻ. Sản lượng trứng của gà mới đạt 50 – 55 quả/ năm. Tỷ lệ trứng có phôi 88%; tỷ lệ ấp nở 83%, tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần 98%.

Trung bình 1 năm, sản lượng trứng của gà đạt 70 quả/ năm, tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở đạt từ 70 – 75%. Gà có sức khỏe tốt, có thể thích nghi với nhiều điều kiện chăn nuôi khác nhau, kể cả nuôi theo hướng thả vườn. Nhưng vì sản lượng trứng thấp nên đa phần gà mía thuần Sơn Tây nuôi để lấy thịt là chính.

Đánh giá thịt gà mía thuần

Gà mía có thịt rất thơm ngon, da giòn, ít mỡ, ngọt đậm đà, dai mềm hơn so với các loại gà khác. Bên cạnh các chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, a-xít, can-xi, phốt pho, sắt.

Những dưỡng chất này rất tốt cho sự hoạt động của não bộ, cải thiện huyết áp và nhịp tim. Theo Đông y, loại thịt gà này còn có thể chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, những ai ốm lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn, ăn thịt gà này sẽ cải thiện sức khỏe một cách đáng kể.

Trên đây là một số thông tin về giống gà mía thuần Sơn Tây mà bà con cần biết. Bà con nào đang tìm kiếm giống gà nuôi lấy thịt để phát triển kinh tế thì có thể tham khảo chọn nuôi giống gà này nhé!

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Viết Liên Quan

Recent Comments