Những kinh nghiệm làm chuồng gà đúng kỹ thuật mà Gasv888 chia sẻ trong bài viết này sẽ mang tới cho bà con những thông tin hữu ích. Từ đó biết phải làm gì để có được chuồng gà phù hợp nhất, tối ưu nhất cho việc chăn nuôi đạt hiệu quả nhất.
Kinh nghiệm làm chuồng gà đúng kỹ thuật – Chọn địa điểm
Trước khi tiến hành làm chuồng, bà con cần xác định được địa điểm nào làm chuồng gà phù hợp. Nên đặt chuồng ở những nơi có vị trí cao, dễ dàng thoát nước. Tốt nhất là nên cách xa khu vực nhà ở và các khu vực chăn nuôi gia súc khác.
Tốt nhất nên dành một khoảnh vườn, đồi để làm chuồng trại chăn nuôi, kho chứa thức ăn, dụng cụ. Nên bao quanh chuồng bằng tường, lưới, có cổng và nội quy ra vào cụ thể. Xung quanh chuồng bà con có thể trồng cây xanh tán rộng để tạo bóng mát vào mùa hè, đỡ nóng cho khu vực chuồng nuôi.
Chọn hướng để làm chuồng nuôi gà
Thêm một kinh nghiệm làm chuồng gà đúng kỹ thuật nữa bà con cần lưu ý đó chính là chọn hướng để nuôi gà. Chuồng nên có hướng Đông Nam, Nam để ánh sáng mặt trời chiếu rọi giúp tiêu diệt các vi khuẩn, mầm bệnh và ẩm mốc. Không nên đặt hướng chuồng theo hướng Đông Bắc để tránh gió rét thổi trực tiếp vào trong chuồng.
Chọn kiểu chuồng gà phù hợp
Trong số các kinh nghiệm làm chuồng gà đúng kỹ thuật, chọn kiểu chuồng gà phù hợp cũng là điều quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả chăn nuôi. Dưới đây là một số kiểu chuồng nuôi phổ biến mà bà con có thể cân nhắc lựa chọn.
Kiểu chuồng 4 mái kiên cố và bán kiên cố
Kiểu chuồng này khá thông thoáng, tự nhiên và thường được người chăn nuôi dùng để nuôi gà giống. Với chuồng 4 mái kiên cố, bán kiên cố bà con có thể dùng vật liệu bằng thép hoặc tre, luồng, mái lợp bằng tôn hoặc phibro xi măng. Hai đầu hồi được xây bằng gạch. Mặt trước, mặt sau của chuồng có thể che chắn bằng lưới sắt hoặc là đan nứa. Ở dưới xây tường lửng bằng gạch có độ cao khoảng 30 – 40cm.
Điều đặc biệt ở kiểu chuồng này chính là có 2 tầng mái giúp tạo sự thông thoáng cho khu vực phía trong chuồng nuôi. Theo đó, khí nóng ở trong chuồng sẽ bốc lên phía trên, thoát ra ngoài theo kẽ hở ở giữa 2 tầng mái ở trên nóc chuồng.
Kích thước chuồng nuôi của loại này bà con có thể tùy ý, nhưng độ cao của mái trước, mái sau cần phải đạt 2,0-2,2m. Độ cao từ đỉnh nóc xuống nền chuồng phải đảm bảo 3m, chiều rộng là 4 – 5m và chiều dài mỗi chuồng là 5 – 6m.
Kiểu chuồng bán kiên cố 2 mái
Kinh nghiệm làm chuồng gà đúng kỹ thuật với kiểu chuồng bán kiên cố 2 mái không có gì khó cả. Bà con có thể làm 2 mái cao bằng nhau hoặc lệch nhau 0,5m. Thường thì kiểu chuồng này bà con có thể tận dụng các loại vật liệu như tre, gỗ, cành cây, luồng, nứa để làm.
Kích thước chuồng bà con cũng có thể tùy ý, nhưng tối thiểu chiều cao mái trước là 2m, mái sau là 1,5m. Chiều rộng chuồng ở vào khoảng 2,5-3m, chiều dài mỗi ở chuồng từ 3-3,5m.
Mái chuồng gà lợp bằng ngói hoặc phibro xi măng, lá cọ, lá mía đều được. Nhưng xung quanh chuồng cần che chắn bằng lưới sắt, dóng tre nứa. Hai đầu hồi xây gạch chắc chắn, nên bố trí rèm phòng tránh mưa gió để bảo đảm an toàn cho vật nuôi.
Kinh nghiệm làm chuồng gà đúng kỹ thuật – Kiểu chuồng gà thô sơ
Với bà con chăn nuôi ở vùng nông thôn, quy mô nhỏ thì có thể làm chuồng gà thô sơ bằng những nguyên vật liệu sẵn có, dễ kiếm như tre, gỗ, nứa v.v… Loại chuồng này bà con có thể xây nhiều tầng dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 1,2- 1,5m, chiều rộng từ 0,7-0,8m, tầng nọ cách tầng kia từ 0,35-0,4m; phía trên có mái che mưa nắng. Xung quanh đóng bằng các dõng tre đan, có thêm lưới mắt cáo để tránh chuột, rắn chui vào trong cắn gà.
Tầng lưới của chuồng nên cách mặt đất khoảng 0,3-0,4m. Kiểu chuồng này phù hợp để nuôi gà lấy thịt, cũng có thể nuôi gà đẻ trứng quy mô nhỏ. Khi nuôi gà đẻ thì ở trên cùng của chuồng nên để thêm các ổ đẻ bằng rổ, thúng.
Kinh nghiệm làm chuồng gà đúng kỹ thuật – Kiểu lồng nuôi gà
Theo kinh nghiệm làm chuồng gà đúng kỹ thuật, ngoài các kiểu chuồng cố định như trên, bà con có thể sử dụng lồng nuôi cực kỳ đa năng và cơ động cả về vị trí, hình dáng, kích thước. Lồng to hay nhỏ tùy thuộc vào số lượng gà nuôi, vị trí đặt lồng và nguyên vật liệu làm lồng nữa. Kết cấu lồng không quá cầu kỳ, có thể kết hợp các nguyên liệu khác nhau nhưng về cơ bản phải đảm bảo:
- Lồng cao từ 40-50 cm (tuỳ theo giống gà) rộng 40-60 cm, còn chiều dài phụ thuộc vào vị trí đặt lồng; số lượng gà.
- Lồng nuôi gà đẻ trứng thương phẩm cần dài 1,2m, có chia ngăn ô thành 3 ô cho 3 gà mái đẻ. Nhưng cũng không nên quá dài, bất tiện cho việc dọn dẹp vệ sinh. Đáy lồng nên hơi nghiêng để gà đẻ trứng có phần gờ phía trước đỡ.
- Nếu lồng chỉ để vận chuyển gà thì kích thước hợp lý là: 80cm (dài) x 50cm (rộng) x 20cm (cao).
- Lồng cho việc nuôi gà thịt có thể dài từ l,2-1,5 m, rộng 0,6m, cao 45cm, có thể nuôi 10-12 gà thịt, đáy lồng đặt phẳng.
- Chú ý ở phía dưới phải có tấm hưng phân cho những tầng trên. Có thể xếp 2 dãy đấu lưng với nhau hoặc 1 dãy kê sát phía sau vào tường, vách.
Với tất cả các kiểu chuồng nuôi kể trên, kinh nghiệm làm chuồng gà đúng kỹ thuật, bà con phải rải trấu, dăm bào, cỏ khô hoặc rơm cắt ngắn để phía dưới. Khi chăn nuôi, chỗ nào bị ướt cần thay chỗ ấy, kết thúc đợt nuôi phải dọn sạch, loại bỏ hết, đem ủ chất độn cả phân.
Trên đây là một số kinh nghiệm làm chuồng gà đúng kỹ thuật mà bà con cần biết. Tùy vào đặc điểm địa hình, diện tích chăn nuôi cũng như khả năng kinh tế mà bà con có thể chọn cho mình kiểu chuồng nuôi phù hợp. Nhưng hãy chắc chắn các phương án an toàn, che chắn cẩn thận để bảo vệ đàn gà.